VN En

Hồ Sơ Chuyên Gia

MỘT SỐ DỊCH GIẢ NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

Dịch giả Phan NgọcDịch giả: Phan Ngọc
“Vua" dịch giả biết hàng chục ngoại ngữ

Chưa từng học qua một trường đào tạo ngoại ngữ nào nhưng dịch giả Phan Ngọc có thể dịch, nói lưu loát 5 thứ tiếng và biết nhiều thứ tiếng khác. Không những vậy, ông còn có thể dịch những tác phẩm kinh điển của thế giới hoàn toàn bằng việc tự học ngoại ngữ.

Ông Phan Ngọc vừa qua sinh nhật tuổi 88, ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng mỗi ngày ông vẫn làm việc, vẫn dành thời gian viết tiếp cuốn sách "Từ láy trong tiếng Việt". Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, vợ ông tự nhận mình là "thư ký riêng" của ông chia sẻ, dù tuổi đã cao nhưng Phan Ngọc vẫn nghiên cứu, đau đáu với ngôn ngữ tiếng Việt.
Ông sinh ra từ vùng đất có truyền thống hiếu học (xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), cha ông là cụ Phan Võ, đậu Phó bảng năm 1910, từng làm quan lớn của triều đình Huế, khi về hưu được thăng hàm Thượng thư Bộ Lễ. Từ nhỏ, "nếp nhà" đã ăn sâu vào suy nghĩ của ông, học bằng sự đam mê chứ không chỉ vì của cải vật chất.

Dịch giả Trịnh LữDịch giả:  Trịnh Lữ
Trịnh Lữ được biết đến với tư cách là một dịch giả uy tín qua một số bản dịch văn chương có giá trị trong đời sống văn hóa đọc.

Từng là phóng viên, biên tập viên tiếng Anh của Đài Tiếng nói VN (*), từng sang Mỹ làm việc gần 15 năm cho các dự án truyền thông và giáo dục của Liên Hiệp Quốc, từng là họa sĩ có nhiều cuộc triển lãm tranh ở New York, Trịnh Lữ còn là một nhà thiết kế nội thất mang phong cách tối giản, một nghệ sĩ piano nghiệp dư, một nhà văn với những truyện ngắn đậm chất hoài cổ và mang một chút hơi hướng thiền...

Giới thiệu về Trịnh Lữ (tên thật là Trịnh Hữu Tuấn, sinh năm 1948 tại Hà Nội), dịch giả Dương Tường nói ngắn gọn “đấy là một người tài hoa trong một gia đình trí thức - nghệ sĩ Hà Nội có nhiều người tài hoa”. Còn Trịnh Lữ thì luôn nhắc đến cha mình (ông Trịnh Hữu Ngọc) như một người thầy lớn, người ảnh hưởng đến con, cháu trong gia đình từ cách sống, sự lựa chọn nghề nghiệp và cả tư duy nghệ thuật.

Dịch giả Vũ Công HoanDịch giả: Vũ Công Hoan
Là một dịch giả tiếng Trung chuyên nghiệp, tốt nghiệp trường phiên dịch Cục chuyên gia Phủ thủ tướng. Ông đã có thời gian dài công tác tại Trung Quốc trước khi về nước lên đường nhập ngũ năm 1968, hiện nay ông là một dịch giả Trung văn được nhiều bạn đọc biết đến.

Quan điểm về nghề dịch: “Dịch văn học không chỉ chuyển tải hai ngôn ngữ khác nhau, mà còn là chuyển tải hai nền văn hóa của hai dân tộc. Vì vậy phải chọn dịch những tác phẩm tiêu biểu và tác giả tiêu biểu. Người dịch chẳng khác nào người làm mối giới thiệu cho hai bên trai gái hiểu đúng vẻ đẹp nết tốt của nhau để họ chung sống hạnh phúc lâu bền. Người dịch văn học phải say sưa với nghề, phải giỏi tiếng mẹ đẻ, phải thông thạo tiếng nước ngoài và cẩn thận tỉ mỉ tra khảo cho thật kỹ từng ngôn từ không ngại tra từ điển.”

Dịch giả Ngô Tự LậpDịch giả: Ngô Tự Lập
Ngô Tự Lập là nhà văn, dịch giả và người sáng tác ca khúc, Ngô Tự Lập đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu với các công trình trải rông nhiều lĩnh vực như lý luận văn học, triết học kinh tế, ngôn ngữ. Kỹ sư Hàng hải (Baku, Liên Xô, 1986), Cử nhân Luật (Việt Nam, 1993), Thạc sĩ Văn chương (ENS de Fontenay/Saint Cloud, Pháp, 1996), Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn học Anh (Illinois State University, Hoa Kỳ, 2006).

Ông là một trong những trí thức khởi xướng phong trào dịch thuật và truyền bá tinh hoa trí tuệ nhân loại vào Việt Nam đầu thế kỷ 21. Tác phẩm của ông được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển, Canada, Thái Lan, Cộng hòa Séc.

Ngoại ngữ: tiếng Anh

Dịch giả Bùi Minh DũngDịch giả: Bùi Minh Dũng
Tốt nghiệp Đại học Ngoại Giao năm 1983 tại Việt Nam; Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc tế Nhật Bản năm 1991; Tiến sỹ Triết học, Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh năm 1997.

Ông làm việc nhiều năm cho Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán của Việt Nam tại London, Vương Quốc Anh. Hiện nay ông tham gia biên tập, biên dịch, hiệu đính cho một số báo và tạp chí.

Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật.

Dịch giả Đinh Công BằngDịch giả: Đinh Công Bằng
Hiện tại anh làm việc điện tử hóa tài liệu chính phủ về mối quan hệ công dân tại Leon County Government, Florida, Mỹ. Anh tốt nghiệp Đại học Tổng hợp năm 1990 tại Việt Nam; Thạc sỹ Quan hệ Công nghệ thông tin , Đại học Bang Florida, The Diocese of Pensacola-Tallahassee năm 1999.

Ngoại ngữ: tiếng Anh

Dịch giả Đinh Anh TuấnDịch giả: Đinh Tuấn Anh
Anh Tuấn Anh là cựu quản trị(Administrator) của diễn đàn Talawas và người phụ trách từ những ngày đầu trang Evan trang báo VnExpress.

Anh có nhiều năm sống, học tập và làm việc tại Đức và Việt Nam trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, dịch thuật và tổ chức các sự kiện văn hóa. Hiện anh phụ trách dự án Sách dịch Đức-Việt của Viện Goethe Hà Nội.

Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Đức.

Dịch giả Lê Xuân GiangDịch giả: Lê Xuân Giang
Lê Xuân Giang, một dịch giả kỳ cựu của văn học Hungary tại Việt Nam, đã được nhận Huân chương Chữ thập Vàng của Cộng hòa Hungary, một trong những phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Hungary.

Là người đầu tiên chuyển ngữ các tác phẩm văn học Hungary từ nguyên bản, Lê Xuân Giang là dịch giả cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng “Những ngôi sao Eghe” (Egri csillagok), ấn hành năm 1972 và lập tức, đã trở thành một “sự kiện xuất bản” với lượng ấn bản lớn được bán hết trong thời gian rất ngắn. Trong những năm sau, ông đã chuyển ngữ thành công các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại Hungary từ nhiều tác gia lớn của nền văn học nước này.

Những nỗ lực (*) của Lê Xuân Giang trong lĩnh vực dịch thuật từ 4 thập niên nay đã được giới chuyên môn và nhà nước Hungary ghi nhận thích đáng. Năm 1990, ông được nhận Giải Déry Tibor cho sự nghiệp truyền bá văn học Hungary. Hiện tại, tuy đã về hưu, nhưng ông vẫn bền bỉ và thường xuyên làm công việc dịch thuật – thời gian gần đây, ông còn nhận được nhiều “đơn đặt hàng” trực tiếp từ Quỹ Sách Hungary.

Dịch giả Cao Xuân HạoDịch giả: Cao Xuân Hạo
Trong giới học thuật Việt Nam, Cao Xuân Hạo là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hàng đầu với nhiều đầu sách và bài báo khoa học công phu về các vấn đề của tiếng Việt.

Đối với nhiều thế hệ người đọc Việt Nam, ông là dịch giả được biết đến dưới nhiều tựa sách văn học kinh điển của thế giới như: Chiến tranh và hòa bình, Đèn không hắt bóng, Tội ác và trừng phạt...

Giáo sư Cao Xuân Hạo sinh ngày 30-7-1930, là một dịch giả văn chương nổi tiếng. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm văn học như: “Người con gái viên đại úy”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Trên những nẻo đường chiến tranh”, “Truyện ngắn Goócki”, “Con đường đau khổ”, “Tội ác và trừng phạt”, “Đèn không hắt bóng”, “Papillon người tù khổ sai”, “Khải hoàn môn”...

Ông đã dịch mọi bản dịch với phần tiếng Việt trau chuốt, thoát ý. Nắm vững nhiều ngoại ngữ và đặc biệt mẫn cảm với tiếng mẹ đẻ một cách tuyệt vời, Cao Xuân Hạo đã việt hóa các bản dịch tới mức độc giả cảm nhận chẳng khác gì đọc tác phẩm của người Việt. Nhà thơ Thanh Thảo từng nhận xét: “Lối dịch văn học của Cao Xuân Hạo vừa sáng vừa chuẩn nhưng vừa mờ ảo. Đó là điều không hề dễ dàng với bất cứ dịch giả nào, không hề “phản” cũng không hề hạ thấp chất văn trong nguyên tác mà lại rất thăng hoa chất văn trong Việt ngữ. Có được thành công ấy, vì Cao Xuân Hạo trong sâu thẳm tâm hồn mình là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ ngôn từ, nghệ sĩ của tiếng Việt”.
Một thống kê cho biết ông từng dịch 20.000 trang sách văn học của các nhà văn Nga, Đức, Pháp, Nhật và các nước khác.
Năm 1985, ông được giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tài Nguyên Chia Sẻ

Dịch Vụ Dịch Thuật

Dịch Thuật Chuyên Ngành

Quy Định Và Chính Sách

Top